Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ: Nên chọn loại thẻ nào?
09/01/2024
Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ: Nên chọn loại thẻ nào?
Hiện nay, không ít khách hàng phân vân thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ khác nhau như thế nào? Nên dùng thẻ ghi nợ hay thẻ tín dụng thì tốt, đảm bảo an toàn? Bạn hãy tham khảo bài viết sau từ BVBank để được giải đáp tất cả các thắc mắc trên nhé!
1. Khái niệm thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ
Trước khi đi vào phân tích sự khác nhau giữa thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng, bạn nên tham khảo khái niệm của 2 dòng thẻ này như sau:
1.1. Thẻ tín dụng là gì?
Thẻ tín dụng (Credit Card) là loại thẻ giúp bạn thanh toán mà không cần có tiền trong thẻ. Điều này đồng nghĩa với việc, bạn đang vay tiền ngân hàng để chi trả các khoản chi phí mua sắm, du lịch, ăn uống, vui chơi… Khi tới kỳ hạn đã được quy định, bạn cần trả lại tiền đầy đủ cho ngân hàng.
Đây là một hình thức chi tiêu thông minh, tiện lợn và mang đến rất nhiều ưu đãi với các khách hàng đặc biệt những ai thường xuyên mua sắm, thanh toán các khoản tiền lớn. Hiện nay, khách hàng có thể lựa chọn thẻ tín dụng nội địa hoặc quốc tế.
1.2. Thẻ ghi nợ là gì?
Thẻ ghi nợ hay còn gọi Debit Card là thẻ thanh toán mà bạn có thể tiêu dùng giới hạn với số tiền có trong tài khoản. Ngoài ra, thẻ còn có nhiều chức năng như rút tiền mặt, chuyển khoản… Hiện nay, các ngân hàng đang cung cấp 2 loại thẻ là ghi nợ nội địa và thẻ ghi nợ quốc tế. Thông thường, phí sử dụng của thẻ ghi nợ nội địa sẽ rẻ hơn so với thẻ ghi nợ quốc tế.
2. Phân biệt 2 loại thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ
Để hiểu rõ hơn về thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, bạn có thể tham khảo bảng so sánh, phân biệt 2 dòng thẻ này dưới đây:
Tiêu chí | Thẻ tín dụng | Thẻ ghi nợ |
Đặc điểm nổi bật của thẻ | Chi tiêu trước, trả tiền sau | Nạp tiền trước, chi tiêu sau |
Cấu tạo | Mặt trước:
Mặt sau:
|
Mặt trước:
Mặt sau
|
Phạm vi sử dụng | Trong nước và nước ngoài | Trong nước và nước ngoài |
Điều kiện làm thẻ |
|
|
Chức năng | Thanh toán hàng hóa, dịch vụ, chuyển đổi trả góp, rút tiền mặt | Rút tiền, chuyển tiền, nạp tiền, gửi tiết kiệm… |
Chương trình | Có nhiều ưu đãi | Ít ưu đãi |
Phí, lãi suất |
|
|
Lịch sử tín dụng | Ảnh hưởng đến điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng | Không ảnh hưởng đến quá trình sử dụng thẻ |
Mức chi tiêu | Dựa vào số tiền khách hàng có trong tài khoản và cần nạp tiền thì mới được chi tiêu |
|
3. Tìm hiểu ưu, nhược điểm của thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ
Để biết được nên dùng thẻ ghi nợ hay thẻ tín dụng, bạn hãy tham khảo ưu và nhược điểm của 2 dòng thẻ này dưới đây:
3.1. Thẻ tín dụng
3.1.1. Ưu điểm
Thẻ tín dụng mang đến cho bạn giải pháp quản lý tài chính thông minh và tiện lợi với nhiều lợi ích như:
Kiểm soát chi tiêu dễ dàng:
- Theo dõi và quản lý chi tiêu hàng tháng qua bản sao kê chi tiết được ngân hàng cung cấp.
- Lập kế hoạch tài chính hợp lý cho các khoảng thời gian tiếp theo dựa trên số liệu chi tiêu thực tế.
Bảo mật thông tin, an toàn tuyệt đối:
- Áp dụng các công nghệ bảo mật hiện đại, đảm bảo an toàn giao dịch và thông tin cá nhân.
- Khóa tài khoản tức thì khi thẻ bị mất, chỉ cần một cuộc gọi đến ngân hàng.
Ưu đãi và quà tặng hấp dẫn:
- Tích điểm đổi quà, nhận giảm giá từ các đối tác liên kết.
- Miễn phí thường niên, tặng quà, voucher du lịch, ăn uống, rút tiền mặt miễn phí (tùy theo chương trình của từng ngân hàng).
Giải pháp tài chính dự phòng:
- Rút tiền mặt nhanh chóng khi cần thiết với chi phí cạnh tranh.
- Lưu ý: Rút tiền mặt chỉ nên thực hiện trong trường hợp khẩn cấp vì đây không phải là tính năng chính của thẻ tín dụng và sẽ phát sinh lãi suất nếu không thanh toán đúng hạn.
3.1.2. Nhược điểm
Mặc dù mang đến rất nhiều lợi ích dành cho chủ thẻ tuy nhiên thẻ tín dụng vẫn có một số nhược điểm như:
- Chủ thẻ dễ bị rơi vào tình trạng nợ nần nếu như không biết chi tiêu hợp lý.
- Việc rút tiền mặc bằng thẻ tín dụng thường sẽ mất một khoản phí.
- Sau thời gian miễn lãi 45 – 55 ngày tùy ngân hàng, nếu khách hàng chưa kịp thanh toán sẽ bị tính lãi suất, đóng phí cao.
- Không có tính năng chuyển khoản.
3.2. Thẻ ghi nợ
3.2.1. Ưu điểm
Thẻ ghi nợ mang đến rất nhiều ưu điểm tốt dành cho khách hàng sử dụng như sau:
- Quy trình làm thẻ đơn giản, nhanh chóng: Chỉ cần mang theo CMND/CCCD đến chi nhánh ngân hàng và làm theo hướng dẫn, bạn đã có thể sở hữu thẻ ghi nợ.
- Phí sử dụng thẻ thấp: Phí rút tiền ATM nội địa chỉ từ 1.000đ – 3.000đ, và thẻ ghi nợ quốc tế cũng chỉ 8.000đ – 10.000đ cho mỗi lần rút (tùy thuộc vào từng ngân hàng).
- Tính năng chuyển khoản linh hoạt: Bạn có thể dễ dàng chuyển tiền cho người thân, bạn bè hay đối tác chỉ bằng thao tác đơn giản trên ATM, internet banking hoặc ứng dụng mobile banking.
- Giúp bạn quản lý chi tiêu hiệu quả: Số tiền thanh toán được trừ trực tiếp từ số dư tài khoản, đảm bảo bạn luôn chủ động kiểm soát và lập kế hoạch chi tiêu hợp lý. So với các hình thức thanh toán tín dụng, thẻ ghi nợ giúp bạn tránh được nguy cơ chi tiêu vượt quá khả năng tài chính.
3.2.2 Nhược điểm
So sánh thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ thì thẻ ghi nợ sẽ có một số nhược điểm như:
- Thẻ ghi nợ không có chương trình ưu đãi nhiều bằng thẻ tín dụng.
- Nếu sử dụng không đúng cách hay bảo quản thẻ không cẩn thận, khách hàng sẽ dễ bị mất mã pin, bị kẻ xấu chiếm dụng.
4. Cách mở thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ
Bạn có thể tham khảo các cách mở thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ chi tiết dưới đây:
4.1. Cách mở thẻ ghi nợ
Để mở thẻ ghi nợ, bạn cần đáp ứng được một số điều kiện, hồ sơ và cách thức mở như sau:
- Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang sống tại Việt Nam.
- Có căn cước công dân.
Khi đã có đầy đủ hồ sơ, bạn chỉ cần đến ngân hàng và thực hiện theo hướng dẫn của nhân viên. Tùy thuộc vào cách làm việc của từng ngân hàng thì bạn sẽ nhận được thẻ sau khoảng 7 – 15 ngày. Ngoài ra, khi nhận thẻ ghi nợ, bạn cần tiến hành kích hoạt, nạp tiền, đổi mã pin để bắt đầu sử dụng.
Bên cạnh đó, hiện nay các ngân hàng đang có chương trình mở thẻ online thông qua website hoặc ứng dụng của ngân hàng. Vì vậy, bạn có thể liên hệ với nhân viên ngân hàng để được tư vấn chi tiết hơn.
4.2. Cách mở thẻ tín dụng
Khác với thẻ ghi nợ, khi mở thẻ tín dụng, khách hàng sẽ phải làm nhiều giấy tờ nhiều hơn cụ thể như:
- Là người Việt Nam hoặc người nước ngoài đang sống tại Việt Nam (có độ tuổi từ 18 – 60 tuổi).
- Có công việc ổn định.
- Hồ sơ chứng minh tài chính, thông tin cá nhân, cư trú, nơi ở hiện tại.
- Hồ sơ chứng minh công việc.
Sau khi đã làm đủ hồ sơ, khách hàng chỉ cần đến trực tiếp ngân hàng để đăng ký mở thẻ. Cũng trong vòng 10 – 15 ngày, khách hàng sẽ nhận được thẻ tín dụng. Ngoài ra, khách hàng có thể mở thẻ online thông qua trang web của ngân hàng.
5. Các loại thẻ tín dụng nổi bật của BVBank hiện nay
Hiện nay, BVBank đang mang đến rất nhiều loại thẻ tín dụng chất lượng phải kể đến như:
- BVBank Visa inStyle: Đây là dòng thẻ mang đến rất nhiều tiện ích như miễn lãi đến 55 ngày, hoàn tiền 3% chi tiêu tại trung tâm mua sắm, hoàn tối đa 300.000 VND/tháng và 3.600.000 VND/năm. Bên cạnh đó, thẻ còn có ưu đãi lên đến 50% tại nhiều lĩnh vực như mua sắm, du lịch, giải trí…
- BVBank JCB Sense: Loại thẻ này sẽ miễn lãi đến 55 ngày cho khách hàng, hoàn 3% chi tiêu tại nhà hàng, miễn phí dịch vụ phòng chờ sân bay quốc tế hạng thương gia, ưu đãi tại nhiều chuỗi cửa hàng, khách sạn cao cấp…
- BVBank JCB Discovery: Thẻ tín dụng BVBank JCB Discovery sẽ miễn phí giao dịch ngoại tệ, miễn lãi 55 ngày. Bên cạnh đó, thẻ tín dụng này còn có khả năng tích lũy 6 điểm thưởng, ưu đãi 50% tại nhiều lĩnh vực, tận hưởng các ưu đãi về giải trí, mua sắm tại Nhật Bản…
Hy vọng rằng, với những gợi ý ở trên, bạn đã biết cách phân biệt thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, bạn có thể lựa chọn sử dụng một trong 2 dòng thẻ hoặc trải nghiệm cả 2 loại thẻ này cùng một lúc. Nếu bạn đang muốn mở thẻ, hãy liên hệ ngay với nhân viên BVBank qua số hotline 1900 555 596 để được tư vấn chi tiết nhé!