Nợ xấu có vay thế chấp được không? Nên vay ngân hàng nào
03/01/2024
Nợ xấu có vay thế chấp được không? Nên vay ngân hàng nào
Nhiều bạn e dè vì gánh nặng nợ xấu, loay hoay tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi: “Nợ xấu có vay thế chấp được không? Nên vay ngân hàng nào?” Bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc trên và hướng dẫn bạn cách vay vốn thành công trong trường hợp đang có nợ xấu.
1. Nợ xấu là gì?
Nợ xấu là các khoản vay mà người vay gặp khó khăn trong việc trả nợ đúng hạn theo cam kết trong hợp đồng tín dụng. Thông thường, nợ được xem là nợ xấu khi người vay chậm thanh toán quá 90 ngày so với thời hạn quy định.
Người đang có nợ xấu có vay thế chấp được không còn tùy thuộc vào mức độ của nhóm nợ đó. Dưới đây là bảng phân loại 5 nhóm nợ xấu theo quy định tại khoản 8 của Điều 3 trong Thông tư số 11/2021/TT-NHNN:
Nhóm | Mức độ | Thời gian nợ quá hạn | Thời gian có thể vay trở lại |
1 | Nhóm nợ đủ tiêu chuẩn | < 10 ngày | Có thể xem xét cho vay |
2 | Nhóm nợ cần chú ý | 10 – 30 ngày | Sau 12 tháng |
3 | Nợ dưới tiêu chuẩn | 30 – 90 ngày | 5 năm |
4 | Nợ nghi ngờ bị mất vốn | 90 – 180 ngày | 5 năm |
5 | Nợ có khả năng mất vốn | > 180 ngày | 5 năm |
Bảng phân loại 5 nhóm nợ xấu theo quy định tại khoản 8 của Điều 3 trong Thông tư số 11/2021/TT-NHNN.
2. Nợ xấu có vay thế chấp được không?
Vậy người bị nợ xấu có vay thế chấp được không? Người đang bị nợ xấu vẫn có khả năng vay vốn bằng hình thức thế chấp chấp tại ngân hàng và các tổ chức tài chính. Tuy nhiên, khả năng và điều kiện để người bị nợ xấu được cho vay tại các ngân hàng sẽ có những quy định riêng. Các yếu tố quan trọng thường được ngân hàng xem xét như:
- Phân loại tài sản thế chấp: Trong thế chấp, các ngân hàng/tổ chức tài chính thường ưu tiên chấp nhận những hồ sơ có tài sản ổn định như nhà ở, đất đai, tiền gửi tiết kiệm… Giá trị của tài sản đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến khả năng vay và số tiền vay có thể được phê duyệt.
- Mức độ của nợ xấu: Ngân hàng/tổ chức tài chính sẽ phân loại nợ vào các nhóm cụ thể và đánh giá mức độ nghiêm trọng của nó. Họ sẽ xem xét các yếu tố như cách thức giải quyết nợ và nỗ lực cải thiện tình hình tài chính của người vay để xác định khả năng vay.
- Lãi suất và điều kiện cho vay: Để giảm thiểu rủi ro, ngân hàng/tổ chức tài chính có thể áp dụng lãi suất cho vay cao hơn hoặc yêu cầu các điều kiện đặc biệt trong trường hợp người bị nợ xấu.
- Khả năng có thể thanh toán khoản vay: Ngân hàng/tổ chức tài chính sẽ có những đánh giá cho tiết về khả năng tài chính của người vay ở thời điểm hiện tại và trong quá khứ để đánh giá khả năng thanh toán trong tương lai.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 của Điều 11 trong Thông tư 03/2013/TT-NHNN, thông tin về nợ xấu của khách hàng sẽ được lưu trữ trong khoảng thời gian tối đa 05 năm. Đối với những khoản nợ xấu dưới 10 triệu đồng, thông tin này cũng sẽ không còn được cung cấp sau khi khách hàng thanh toán và ngân hàng cập nhật thông tin.
3. Hướng dẫn cách vay thế chấp cho người bị nợ xấu
Vay thế chấp từ ngân hàng khi có nợ xấu có thể gặp nhiều thách thức. Vì vậy người nợ xấu có vay thế chấp được không còn phải nhờ vào các điều kiện và thủ tục của ngân hàng. Dưới đây là hướng dẫn chung cách vay thế chấp cho người đang bị nợ xấu:
- Bước 1: Đến ngân hàng bạn muốn vay và yêu cầu làm thủ tục vay vốn.
- Bước 2: Nộp hồ sơ vay vốn và hoàn tất các thủ tục theo hướng dẫn của ngân hàng. Hồ sơ vay vốn bao gồm:
- Hộ khẩu/sổ tạm trú/tạm vắng
- CMND/CCCD/hộ chiếu.
- Các bằng chứng về thu nhập như sao kê bảng lương, hợp đồng lao động, bảng lương chính thức,…
- Hồ sơ liên quan đến tài sản thế chấp như sổ đỏ, sổ hồng, hợp đồng mua bán đất, bất động sản,…
- Bước 3: Chờ ngân hàng thẩm định hồ sơ.
- Bước 4: Ngân hàng sẽ thông báo kết quả bạn có được vay hay không và tiến hành giải ngân.
4. Người thân nợ xấu có vay thế chấp được không
Người thân bị nợ xấu có vay thế chấp được không còn tùy thuộc vào mối quan hệ của họ với khách hàng.
Trong tình huống có người trong hộ khẩu bị nợ xấu, bạn vẫn có khả năng đăng ký vay thế chấp. Việc ngân hàng hoặc tổ chức tài chính chấp thuận hồ sơ hay không chủ yếu phụ thuộc vào điểm tín dụng của người đăng ký.
Tuy nhiên, trong trường hợp người thân là vợ/chồng có nợ xấu và tài sản thế chấp do 2 người đứng tên thì khả năng cao các ngân hàng sẽ không duyệt hồ sơ vay thế chấp của bạn.
5. BVBank – Ngân hàng cho vay thế chấp uy tín với lãi suất hấp dẫn
Là một trong những ngân hàng uy tín hàng đầu Việt Nam, BVBank – Nơi hiện thực hóa ước mơ sở hữu nhà ở với các sản phẩm cho vay thế chấp ưu việt, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm của BVBank luôn sẵn sàng đồng hành cùng quý khách, hỗ trợ mọi thủ tục vay vốn nhanh chóng, đơn giản. Trải nghiệm dịch vụ cho vay thế chấp tại BVBank luôn được tối ưu hóa để mang đến sự hài lòng cao nhất cho khách hàng. Hiện nay BVBank đang là ngân hàng cho vay thế chấp uy tín với lãi suất cực kỳ ưu đãi và hấp dẫn.
Lợi ích của khách hàng khi vay thế chấp tại BVBank:
- Số tiền vay lên đến 3 tỷ đồng
- Thời gian vay tối đa đến 10 năm
- Lãi suất ưu đãi, cạnh tranh nhất chỉ từ 5%/năm
- Phương thức trả nợ linh hoạt: Được lựa chọn phân kỳ trả nợ: trả gốc 50% trong thời gian vay, 50% gốc còn lại trả cuối kỳ
6. Các câu hỏi thường gặp
6.1. Mức độ nợ xấu như thế nào thì không được vay thế chấp?
Như thông tin BVBank đã cung cấp ở trên, những trường hợp nợ xấu thuộc nhóm 3, 4 và 5 hầu như sẽ bị tất cả các ngân hàng sẽ từ chối cho vay, bất kể các thông tin nợ xấu trước đó đã được xóa khỏi CIC hay khách hàng đang sở hữu tài sản có giá trị cao.
6.2. Vay thế chấp khi có nợ xấu cần lưu ý những gì?
Để nâng cao khả năng được duyệt khi vay thế chấp trong tình trạng nợ xấu, khách hàng cần xem xét các điểm sau:
- Tìm hiểu kỹ về các quy định và chính sách của tổ chức cho vay đối với trường hợp vay thế chấp khi có nợ xấu.
- Đảm bảo rằng mọi thông tin cung cấp cho tổ chức tài chính hoặc ngân hàng là đầy đủ, trung thực và minh bạch.
- Nỗ lực hoàn trả khoản nợ xấu sớm nhất có thể.
6.3. Có cách nào để cải thiện lịch sử tín dụng khi bị nợ xấu không?
Câu trả lời là CÓ! Mặc dù hiện nay không có hướng dẫn cụ thể về việc xóa nợ xấu tín dụng nhưng dưới đây là một số hướng dẫn để khách hàng có thể cải thiện lịch sử tín dụng của mình khi bị nợ xấu:
- Hoàn trả đầy đủ các khoản vay và chi phí phạt: Khách hàng cần hoàn trả toàn bộ các khoản vay nợ, bao gồm cả khoản gốc, lãi suất và phí phạt. Bạn có thể xem thông tin về bảng sao kê thẻ tín dụng có thể được kiểm tra qua bản sao kê hàng tháng hoặc liên hệ với ngân hàng để biết chi tiết.
- Tuân thủ quy định về thời gian phạt: Sau khi xóa nợ, khách hàng cần tuân thủ quy định về thời gian không nợ thêm bất kỳ khoản vay nào. Thông tin về tín dụng vẫn được cập nhật và nếu vi phạm sẽ ảnh hưởng đến uy tín cá nhân.
Nhiều người thắc mắc nợ xấu có vay thế chấp ngân hàng được không thì hãy áp dụng cách tăng điểm tín dụng trên để tăng cơ hội được duyệt hồ sơ vay thế chấp.
6.4. Các ngân hàng nào cho phép vay thế chấp với khách hàng có nợ xấu?
Vay thế chấp khi có nợ xấu là vấn đề nan giải mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, với sự đa dạng của thị trường tài chính hiện nay, bạn vẫn có thể tìm kiếm các giải pháp hỗ trợ vay vốn phù hợp.
BVBank tự hào là một trong những ngân hàng uy tín hàng đầu tại Việt Nam, cung cấp đa dạng các sản phẩm cho vay thế chấp đáp ứng nhu cầu của khách hàng, bao gồm cả những khách hàng có lịch sử nợ xấu đáp ứng được các điều kiện của ngân hàng.
Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã có được câu trả lời cho thắc mắc nợ xấu có vay thế chấp được không. Nếu bạn đang có nhu cầu được tư vấn về các khoản vay thế chấp an toàn, nhanh chóng trong khi đang có nợ xấu, bạn có thể liên hệ ngay đến BVBank qua hotline 1900 555 596.