Nợ xấu có làm được thẻ tín dụng không? Cách xóa nợ xấu nhanh nhất
24/04/2023
Nợ xấu có làm được thẻ tín dụng không? Cách xóa nợ xấu nhanh nhất
Nợ xấu có làm được thẻ tín dụng không luôn là vấn đề “hot” được nhiều khách hàng quan tâm. Theo đó, tùy thuộc vào mức độ nợ xấu của từng cá nhân, ngân hàng sẽ có những quyết định mở thẻ tín dụng hay không. Bạn hãy cùng BVBank tìm hiểu kỹ hơn vấn đề này thông qua bài viết sau đây!
1. Nợ xấu là gì?
1.1. Định nghĩa của nợ xấu
Nợ xấu là khoản nợ mà người vay không trả hoặc không có khả năng trả đúng hạn so với thỏa thuận ban đầu. Đối với người vay, đây được xem là một trong những yếu tố tác động tới điểm tín dụng và ảnh hưởng đến khả năng vay mượn, trả góp trong tương lai. Điều này cũng phần nào ảnh hưởng tới tài chính cá nhân của bạn.
1.2. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu
Việc hình thành nợ xấu xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan như sau:
- Người vay không quản lý tài chính phù hợp, chi tiêu vượt quá khả năng trả nợ.
- Nợ xấu cá nhân xuất phát từ khó khăn tiền bạc, thất nghiệp, bệnh tật, những biến cố lớn trong cuộc sống…
- Nợ xấu doanh nghiệp bị tác động bởi sự suy giảm nền kinh tế, những khó khăn trong kinh doanh.
- Việc ngân hàng thay đổi chính sách tín dụng, tăng cường tiêu chuẩn cho vay cũng khiến nhiều cá nhân gặp khó khăn khi trả nợ.
- Ngân hàng thiếu sót khi xem xét, đánh giá thông tin về khoản vay không kỹ lưỡng khiến cá nhân, doanh nghiệp không có khả năng trả nợ tốt, dẫn đến nợ xấu.
2. Phân loại các nhóm nợ xấu
Hiện nay, nợ xấu sẽ được phân chia thành 5 nhóm chi tiết như sau:
- Nhóm 1 (nợ tiêu chuẩn): Đây là nhóm nợ chưa thanh toán khoản vay dưới 10 ngày và còn khả năng thu hồi tiền gốc lẫn lãi.
- Nhóm 2 (nợ cần theo dõi): Khoản nợ của nhóm này chưa trả hết trong vòng 10 – 90 ngày và được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu.
- Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn): Khoản nợ của bạn đã vượt quá hạn từ 91 – 180 ngày. Khoản nợ này cũng được cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.
- Nhóm 4 (nợ nghi ngờ): Các khoản nợ từ 181 – 360 ngày, được cơ cấu thành thời hạn trả nợ lần hai.
- Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn): Đây là nhóm có khoản nợ trên 360 ngày và được cơ cấu để trả nợ lần thứ 3 trở lên.
3. Nợ xấu có làm được thẻ tín dụng không?
Nợ xấu có làm được thẻ tín dụng không là thắc mắc của rất nhiều khách hàng hiện nay. Theo đó, nợ xấu sẽ rất khó khăn khi mở thẻ tín dụng. Bởi lẽ trước khi mở thẻ, ngân hàng sẽ kiểm tra hồ sơ của bạn để đánh giá tình trạng, độ uy tín, tín dụng cá nhân cũng như khả năng thanh toán dư nợ.
Nếu bạn thuộc nhóm nợ xấu 1 và 2 thì ngân hàng vẫn xem xét hỗ trợ mở thẻ tín dụng. Tuy nhiên, đối với các khách hàng thuộc nhóm nợ 3, 4, 5 (quá hạn thanh toán 90 ngày) thì thường không được ngân hàng phát hành thẻ. Song, điều này còn tùy thuộc vào chính sách, yêu cầu riêng của từng ngân hàng.
Vì vậy, để biết chính xác rằng nợ xấu có làm được thẻ tín dụng không, khách hàng hãy thanh toán hết các khoản nợ. Ngoài ra, bạn cần kiểm tra lịch sử nợ xấu trên CIC (Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia) ít nhất 12 tháng sau khi trả hết nợ. Khi bạn đã tích lũy được điểm tín dụng cá nhân sẽ được mở thẻ.
4. Hướng dẫn cách tra cứu nợ xấu trên hệ thống CIC
Đến đây, chắc chắn bạn đã biết được câu trả lời cho vấn đề “nợ xấu có làm được thẻ tín dụng không?”. Ngoài ra, nếu đang thắc mắc mình có đang nợ xấu hay không, bạn có thể điều tra khoản nợ trên website CIC qua các bước như sau:
- Bước 1: Truy cập vào hệ thống CIC
- Bước 2: Nhấn vào mục “Đăng ký”, hãy điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu như căn cước công dân, số điện thoại… để đăng ký.
- Bước 3: Sau khi điền xong, mã OTP sẽ được gửi về điện thoại. Bạn hãy nhập mã và nhấn vào ô “Tiếp tục”.
- Bước 4: Nhân viên CIC sẽ gọi cho bạn để xác minh các thông tin chính xác
- Bước 5: Bạn sẽ nhận được thông tin tài khoản qua tin nhắn hoặc email đã đăng ký bao gồm mật khẩu và tên đăng nhập.
- Bước 6: Bạn hãy nhập tài khoản theo mật khẩu và tên. Sau đó nhấn vào mục “Thông tin cá nhân” để kiểm tra lịch sử tín dụng.
Ngoài phương pháp kiểm tra nợ xấu qua website, khách hàng có thể thực hiện thông qua ứng dụng CIC đơn giản với các bước:
- Bước 1: Tải ứng dụng CIC về điện thoại.
- Bước 2: Đăng ký tài khoản theo yêu cầu.
- Bước 3: Đăng nhập vào ứng dụng CIC theo thông tin đăng ký (thông thường thông tin của bạn sẽ được xét duyệt trong vòng 1 – 3 ngày).
- Bước 4: Sử dụng chức năng “Tra cứu” để biết được nợ xấu của mình và nhận kết quả.
5. Cách xóa nợ xấu tín dụng hiện nay
Hiện tại, chưa có quy định cụ thể nào về cách xóa nợ xấu tín dụng. Tuy nhiên, để nhanh chóng xóa nợ xấu và mở thẻ tín dụng thành công, bạn có thể tham khảo hướng dẫn sau:
Thanh toán đầy đủ mọi khoản nợ và phí phạt:
- Hoàn trả toàn bộ khoản vay ban đầu, bao gồm cả phí phạt thanh toán chậm (khoảng 5%) và lãi suất thanh toán dư nợ chậm (20-40%, tùy theo quy định của ngân hàng).
- Xem chi tiết tại bản sao kê tín dụng hàng tháng hoặc liên hệ hotline ngân hàng
Chấp hành đúng thời gian phạt:
- Sau khi thanh toán hết nợ, tuyệt đối không vay thêm tiền và không nên mở thẻ tín dụng tại ngân hàng khác.
- Lưu ý rằng, thông tin tín dụng của bạn vẫn được lưu trên hệ thống và được các ngân hàng tham khảo chung.
5. Một số câu hỏi thường gặp
5.1. Nợ xấu có ảnh hưởng đến việc vay thế chấp mua nhà không?
Ngoài thắc mắc “nợ xấu làm thẻ tín dụng được không?” thì không ít người cũng phân vân liệu rằng nợ xấu có vay thế chấp mua nhà được hay không? Theo đó, bạn vẫn có thể vay vốn với hình thức thế chấp khi có lịch sử nợ xấu. Tuy nhiên, tùy vào từng ngân hàng thì khoản vay này có thể sẽ thay đổi và cần một số điều kiện như mức độ nợ xấu, lãi suất, điều kiện vay, khả năng thanh toán…
Ngân hàng thông thường sẽ ưu tiên thế chấp những loại tài sản có giá trị bền lâu như nhà cửa, sổ tiết kiệm… Dẫu vậy, khi có nợ xấu, khách hàng sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn, mức lãi suất cao hơn…
5.2. Nợ xấu bao lâu thì hết?
Nợ xấu sẽ hết (xóa đi) trên ứng dụng CIC sau 5 năm kể từ ngày bạn tất toán xong khoản vay. Có thể nói, việc rơi vào nhóm nợ xấu sẽ khiến cho thông tin của bạn có phần trở nên tiêu cực về việc vay vốn làm ăn hay mua nhà, mua đất… Chính vì vậy, Nhà nước sẽ xóa nợ xấu của bạn trong thời gian tối đa là 5 năm.
5.3. Nợ xấu có đi vay đáo hạn được không?
Song song với câu hỏi “bị nợ xấu có làm thẻ tín dụng được không?” thì nhiều khách cũng lo lắng rằng nợ xấu có bị ảnh hưởng tới việc vay đáo hạn hay không? Theo đó, khi khách hàng đang bị nợ xấu, ngân hàng sẽ không thể áp dụng hình thức đáo hạn. Vì vậy, bạn cần cân nhắc và tìm hiểu thật kỹ hoặc liên hệ ngân hàng để hỏi trực tiếp khi bản thân đang rơi vào nhóm nợ xấu.
5.4. Bị nợ xấu có mở tài khoản ngân hàng được không?
Khi bị nợ xấu, bạn vẫn có thẻ mở tài khoản ngân hàng hay mở thẻ ATM mà không bị ảnh hưởng. Vì thẻ ATM là thẻ thanh toán/ghi nợ được hoạt động dựa trên việc bạn nạp tiền vào sử dụng. Do đó, dù đang bị nợ xấu thì khách hàng vẫn có thể yên tâm không bị hạn chế mở thẻ tài khoản ngân hàng.
5.5. Có thể xóa nợ xấu trước thời hạn 5 năm được không?
Bạn vẫn có thể xóa nợ xấu trước thời hạn 5 năm trên CIC với điều kiện bạn thuộc nhóm nợ 1 và 2. Ngoài ra, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, nếu khoản vay của bạn quá hạn dưới 10 triệu thì khi đã trả nợ đủ sẽ không xuất hiện trong lịch sử tín dụng. Do đó, để xóa nợ xấu trước thời hạn 5 năm, khách hàng cần tránh rơi vào nhóm 3, 4 và 5 vì đây là nhóm 5 năm mới xóa được hết trên hệ thống CIC.
Hy vọng rằng, với những thông tin ở trên, khách hàng đã nắm rõ được câu trả lời cho thắc mắc “nợ xấu có làm được thẻ tín dụng không?” Nếu bạn đang bị nợ xấu thì hãy cố gắng trả hết nợ để bức tranh tài chính của bản thân trở nên tích cực và dễ dàng mở thẻ tín dụng hơn. Ngoài ra, nếu có thắc mắc, bạn hãy liên hệ với BVBank – Ngân hàng Bản Việt qua số hotline 1900 555 596 để được nhân viên tư vấn chi tiết và mở thẻ nhanh chóng.